Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Kinh nghiệm 6 HƠN của mẹ Việt

1. Nói nhiều HƠN viết

Ngay từ nhỏ nếu được rèn luyện một cách thường xuyên và nghiêm túc, những điều bé học được từ thầy cô sẽ được vận dụng một cách tự nhiên và nhuần nhuyễn trong những sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy lúc nào tôi cũng sẵn sàng là một người bạn học lý tưởng và thân cận với con gái tôi, vừa giúp đỡ bé trau dồi kiến thức, vừa tạo nên sự gắn kết sâu sắc hơn với con mình.
Ở nhà tôi tạo thêm niềm thích thú cho Len khi đặt thêm một tên tiếng Anh nữa cho con, gọi con là Annie. Mỗi lần có khách đến chơi nhà hay họ hàng thân thích tôi đều khuyến khích cháu giới thiệu tên mình. "Bác ơi, cháu Len nhà tôi cũng có tên tiếng Anh đấy. Len ơi con giới thiệu tên con cho bác nghe đi nào, bằng tiếng Anh nhé!“. Những lúc như vậy, Len thường líu lo nói những câu đơn giản kể về bản thân mình cho mọi người nghe. Mỗi khi học thêm được một mẫu câu mới, Len lại ngay lập tức áp dụng nó vào ‘bài giới thiệu bản thân’ của mình.
Từ những cách đơn giản đó tôi đã luyện cho bé hình thành dần thói quen sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống.

 2. Thay đổi quan niệm sai lầm: Gia đình HƠN nhà trường

Các bậc làm cha mẹ luôn mong muốn và kỳ vọng con mình có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ ngay từ nhỏ. Với sự phát triển của thế giới, dạy tiếng anh cho trẻ em trở thành một điều tất yếu, tham gia ngày càng trực tiếp vào đời sống của trẻ nhỏ: khi các bé đọc sách, xem các chương trình truyền hình quốc tế hay các bộ phim hoạt hình nước ngoài đầy màu sắc và hấp dẫn… Nhất là, thời đại mở cửa ngày nay càng giúp các bé có cơ hội tiếp xúc với những người bạn nước ngoài cùng trang lứa.
Thế nhưng có rất nhiều các bậc phụ huynh mắc phải sai lầm khi để cho trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào các tiết học ở trường, cũng như đổ lỗi cho các thầy cô khi không thấy con mình có sự tiến bộ trong ngoại ngữ. Các mẹ dường như quên mất một điều, để cho trẻ có thể phát huy tối đa khả năng ngôn ngữ của mình thì ngoài những giờ học trên lớp, cha mẹ của bé cũng nên trở thành những diễn viên trong vở kịch học tiếng Anh với trẻ tại nhà.

3. Hình ảnh HƠN lý thuyết

Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con từ vựng qua hình ảnh. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.
Việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó như các mẹ nghĩ. Tôi và bé Len thường xuyên chơi “trò chơi nhà bếp“, trong đó tôi vừa chỉ cho con xem các loại hoa, loại quả và để cho con nói từ vựng liên quan đến các vật dụng đó. Ví dụ, tôi chỉ vào quả táo và hỏi bé tiếng Anh là gì. Tương tự với các trò chơi trong phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ như ca uống nước, bàn chải đánh răng, gấu bông ôm nằm ngủ,.... Bằng cách diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, kèm theo sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.
Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng anh cho trẻ.

3. Hình ảnh HƠN lý thuyết

Đừng cố nhắc đi nhắc lại với trẻ những câu ‘thần chú’ như kiểu “Con gà là chicken, ô tô là car…”. Điều đó hoàn toàn chẳng mấy hữu dụng. Con trẻ sẽ cảm thấy áp lực và bị ‘quá tải’ bởi những lý thuyết khô khan như vậy. Tôi luôn dạy con học tiếng anh qua hình ảnh để ghi nhớ từ vựng. Khi nhìn thấy con gà, tôi sẽ chỉ có bé và nói “chicken kìa!”. Như vậy, não trẻ sẽ ngay lập tức có liên hệ giữa hình ảnh con gà vời từ ‘chicken”. Tương tự, khi cùng con đi trên đường, tôi cũng hay nói với bé, con nhìn kìa “so many car”. Vậy là bé sẽ ngay lập tức ghi nhớ được hình ảnh đường phố đông đúc với hàng hàng ô tô là “car”.
Việc rèn luyện hàng ngày cùng con cũng không khó như các mẹ nghĩ. Tôi và bé Len thường xuyên chơi “trò chơi nhà bếp“, trong đó tôi vừa chỉ cho con xem các loại hoa, loại quả và để cho con nói từ vựng liên quan đến các vật dụng đó. Ví dụ, tôi chỉ vào quả táo và hỏi bé tiếng Anh là gì. Tương tự với các trò chơi trong phòng khách, phòng tắm và phòng ngủ như ca uống nước, bàn chải đánh răng, gấu bông ôm nằm ngủ,.... Bằng cách diễn đạt từ ngữ thông qua hình ảnh và màu sắc cụ thể sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, kèm theo sắc thái biểu cảm trên khuôn mặt mẹ khi chơi cùng bé sẽ tạo ra ấn tượng cho bé để khơi gợi trí nhớ trong những lúc bé quên.
Sử dụng tiếng Anh hàng ngày thông qua những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật của bé sẽ tạo dần nên thói quen tư duy bằng tiếng Anh cho trẻ.

4. Bắt chước HƠN ngữ pháp

Học tiếng anh quá các bài hát, ý tưởng tuy cũ nhưng chưa bao giờ là lỗi thời. Bé Len nhà tôi tuy còn nhỏ tuổi nhưng có thể hát say sưa, nhuần nhuyễn một bài hát tiếng anh tiếng anh dành cho trẻ em mà bé yêu mến dù bé hoàn toàn không hiểu ca từ của bài hát có ý nghĩa gì. Những bài hát tiếng Anh hay có trong những bộ phim hoạt hình hấp dẫn hoặc các chương trình ca nhạc thiếu nhi, là những món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ nhỏ. Tôi hát cùng bé, tham gia cùng bé và đương nhiên, tôi cũng không ngại kể cho bé nghe ý nghĩa ca từ. Bé không nhất thiết phải hiểu hết toàn bộ bài hát nói gì. Quan trọng nhất ở đây bé có niềm hứng thú với tiếng Anh và không cảm thấy bị gò bó hay ép buộc phải học nhiều.
Thi thoảng để thay đổi cảm giác và cho thêm phần thú vị, đối với một bài hát đã quá quen thuộc với Len, tôi thường cố tình hát sai để trêu con, để con hứng chí sửa sai cho mẹ và càng nhớ hơn nhiều từ của bài hát.

5. Vui HƠN cho điểm

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, giày
Vui hơn cho điểm
Đây là yếu tố quan trọng để bé có thêm động lực cố gắng. Những lời ngợi khen đúng lúc của mẹ sẽ khiến bé cảm thấy gần gũi hơn, được yêu thương hơn và nhất là cảm thấy những điều bé biết đang được đánh giá cao và khiến mẹ bé tự hào.
Mỗi một bậc làm cha mẹ lại có những cách khác nhau để giúp con mình phát triển một cách toàn diện.
Chúc các ông bố bà mẹ thông thái thành công trong công cuộc luyện tiếng anh cùng con! Và hãy nhớ: Học mà chơi, chơi mà học!
Tham khảo:

tiếng anh trẻ em hà đông



Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Bí quyết giúp con tự tin học tiếng Anh khi còn nhỏ

Làm sao để trẻ thích học tiếng Anh

Khi còn nhỏ,  học tiếng anh như một phản xạ tự nhiên tương tự với tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu học không đúng cách, không chuẩn ngay từ đầu thì cũng sẽ gây ra những hậu quả nặng nề hơn. Bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi chọn thầy, chọn sách tiếng Anh  và áp dụng một số biện pháp khuyến khích trẻ nhé!
Làm sao để trẻ yêu tiếng Anh và thích học tiếng Anh
Thông qua các giáo trình có họa tiết đẹp, các bộ phim hoạt hình, các trò chơi, quảng cáo, các đồ dùng quanh nhà… làm cho trẻ con hứng thú với các dòng chữ, âm thanh khác lạ của trẻ. Chơi trò chơi và tập hát theo phim, theo đĩa, theo ca sĩ… dạy trẻ hát các bài hát tiếng Anh đơn giản phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Hơn nữa, tạo môi trường để trẻ giao tiếp bằng tiếng Anh như trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ có thể hỏi trẻ gọi tên các đồ vật bằng tiếng Anh như thế nào? Nếu cha mẹ học tốt ngoại ngữ và tính cực dùng ngoại ngữ để giao tiếp với trẻ luyện giao tiếp và tăng vốn từ cho trẻ là cách rất tốt để trẻ học tốt môn ngoại ngữ. Bên cạnh đó cần tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện với người bản ngữ. Có như vậy mới cho trẻ thấy được tầm quan trọng của học tiếng Anh và khả năng ngôn ngữ của các em mới phát triển được.
Hãy quan tâm tới những gì con bạn học ở trường. Sau mỗi bài học nên hỏi con bạn về bài các cháu được học, thậm chí bạn có thể đề nghị cháu dạy cho bạn một vài từ mới. Khi trẻ có những tiến bộ thì cha mẹ cần kịp thời động viên, khen thưởng khuyến khích trẻ. Muốn học tiếng Anh tốt, ngoại ngữ pháp thành thạo, trẻ còn cần nghe nói một cách lưu loát nên việc thực hành tiếng Anh rất quan trọng. Cha mẹ có thể tạo môi trường học tập cho con như tổ chức các nhóm bạn cùng học tiếng Anh, tổ chức các câu lạc bộ tiếng anh cho trẻ  em sinh hoạt thông qua những trò chơi, những bài hát, những câu chuyện kể, những lần giao tiếp… qua đó kích thích trẻ học tiếng Anh và vận dụng tiếng Anh vào cuộc sống.Giúp trẻ tự tin khi tham gia các khóa học tiếng Anh

Không làm cho trẻ sợ hay ngại nói tiếng Anh vì lo mình nói bị sai. Khuyến khích các em đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh,
Tham khảo:

tieng anh tre em

tiếng anh trẻ em hà đông

trung tâm tiếng anh ở hà đông

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Tạo hứng thú học tiếng Anh cho trẻ

1. Sự sinh động trong giờ học.
Việc dạy tiếng Anh cho người lớn hoàn toàn khác hắn với dạy tiếng anh cho trẻ em, đặc biệt với trẻ mầm non. Ở độ tuổi này các con không thể tập trung lâu, rất tò mò, thích khám phá, thích được cầm, nắm, sờ, chạm và tiếp thu thụ động. Để tạo hứng thú học cho trẻ, mọi hoạt động dạy phải sinh động, có tính tương tác cao, có giáo cụ trực quan, hình ảnh minh họa gần gũi. Đây chính là lý do vì sao các giáo trình tiếng Anh dạy cho trẻ đều có phần các thẻ từ và có nhiều tranh ảnh hấp dẫn đi cùng.
2. Môi trường sử dung.
                                         
Ngoài việc dạy trẻ học tiếng anh đúng phương pháp thì môi trường sử dụng cũng góp phần quan trong, ở trường các con được giáo viên hỗ trợ, ở nhà, phụ huynh cũng nên tạo cơ hội cho con được thường xuyên sử dụng tiếng Anh để trẻ có thể áp dụng những gì mình đã được học, điều này giúp trẻ nhớ lâu và có phản xạ tự nhiên khi dung ngoại ngữ. Các bài hát, câu chuyện, trò chơi, đóng kịch.
Tao hung thu hoc tieng anh cho tre em tuoi mau giao
Môi trường học rất quan trọng
Bên cạnh cạnh việc cho con học theo bài bản có phương pháp thì các tài liệu bổ trợ khác cũng góp phần quan trọng trong quá trình tiến bộ của con. Phụ huynh nên cho con nghe các bài hát tiếng Anh phù hợp lứa tuổi, các bài vần và co thể đọc nhưng câu chuyện tiếng Anh cùng con.
3. Vai trò của phụ huynh.
Phụ huynh nên đồng hành cùng con trong giai đoạn này, không nên chỉ phó thác hoàn toàn cho giáo viên. Việc giúp con ôn tập ở nhà đối với những phụ huynh biết tiếng Anh không có gì khó khăn, phụ huynh có thể hỏi han và trò chuyện cùng con bằng tiếng Anh. Tuy nhiên với những phụ huynh không biết tiếng Anh nên cho con nghe các bài hát tiếng anh cho trẻ em, nghe lại nội dung con đã được học trên lớp, đây cũng là 1 cách giúp các con nhớ bài hơn.
Phụ huynh nên chủ động thường xuyên kết nối với giáo viên để được trao đổi về tình hình học tập của con để có thể hỗ trợ con một cách tốt nhất.
Chúc phụ huynh và các con có những trải nghiệm thú vị với giờ học tiếng Anh!
Tham khảo:

tieng anh tre em

tiếng anh trẻ em hà đông



Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Giúp bé có một chương trình tự học hoàn hảo

  1. Hãy động viên bé tự học:

Thay vì cứ mãi hối thúc bé đến trung tâm tiếng anh đều đặn thì sao bạn không thử động viên bé học tiếng anh tại nhà. Chỉ cần bạn nói:” Con dành nhiều thời gian tự hoc sẽ tốt hơn rất nhiều. Đừng phụ thuộc quá nhiều vào thầy cô” Bé chắc chắn sẽ nghe lời bạn cố gắng dành nhiều thời gian lên 1 chương trình tự học tiếng Anh cho xem.
  1. Tạo mọi điều kiện cho bé nếu con cần:

Nếu con cần sách , đĩa hay bất cứ 1 tài liệu tiếng anh cho trẻ em nào với mục đích tự học thì đừng ngại tiền hay sợ không hiệu quả nhé. Mua ngay cho bé tìm hiểu đi. Ngoài ra nếu ở nhà không tiện hay không có được không gian học tập bé mong muốn hãy chở bé đến nhà sách, quán cà phê, thư viên hay bất cứ đâu khiến việc tự học tiếng Anh của con thoải mái.

  1. Không tạo áp lực nhiều cho con:

Nhiều phụ huynh suốt ngày ca đi ca lại bản tình ca “ Con phải học giỏi tiếng Anh thì sau này mới kiếm được việc làm tốt” hay “ Dành nhiều thời gian học tiếng Anh đi con”. Thật sự những điều này không nên nói nhiều để tránh làm con nản chí hay cảm thấy áp lực. Nếu thích bé nhất định sẽ dành nhiều thời gian cho tiếng Anh còn quá ép buộc, bạn chỉ đang làm con sợ và chán nản với tiếng Anh thôi.


Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Lợi ích khi cho con học tiếng Anh từ sớm

Nghe, nói chuẩn ngay từ đầu
Bạn thường ngạc nhiên khi phát hiện trẻ con có thể hát lại gần như trọn vẹn một bài hát tiếng nước ngoài chỉ sau vài lần xem TV dù không hề biết chữ? Ở giai đoạn này, trẻ giỏi bắt chước ngữ điệu, ngữ âm được nghe thấy hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy, khi được hướng dẫn đúng cách, các em sẽ có khả năng nghe và nói tiếng Anh tự nhiên theo âm điệu bản ngữ dễ dàng hơn.
Tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên
Khi còn nhỏ, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu ngoại ngữ theo trình tự tự nhiên là "nghe, nói, đọc, viết" thay vì học thụ động như khi trưởng thành. Độ tuổi này các em có khả năng tự mình tìm ra các quy tắc riêng cho bản thân theo một cách hoàn toàn bản năng. Nhờ đó, trẻ sẽ học nhanh và dễ dàng tiếp thu kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
Giúp trẻ thông minh hơn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc học tiếng anh trẻ em thật sự tốt cho não bộ, đặc biệt với trẻ em. Việc được học và giao tiếp cả hai thứ tiếng, dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác giúp não của bé được "tập thể dục" và gia tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh. Cũng nhờ đó, các bé biết ngoại ngữ hình thành khả năng lọc các thông tin bị nhiễu, tăng khả năng tiếp thu và xử lý được lượng lớn kiến thức mới.
Dễ giao tiếp và tự tin hơn
Học tiếng Anh từ sớm còn giúp các em trở nên tự tin, mạnh dạn hơn. Phương pháp dạy bé học tiếng anh hiệu quả ở tuổi các em là những hoạt động vừa học vừa chơi, trò chuyện cùng bạn bè. Trẻ vừa được khám phá thế giới, vừa kết nối với những người xung quanh và qua đó học thêm ngôn ngữ. Qua đó, trẻ được nâng cao kỹ năng giao tiếp và không còn cảm thấy e ngại trước mọi người.
Các bài viết liên quan:

tieng anh tre em

trung tâm tiếng anh tốt cho trẻ em



Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Một số trò chơi đơn giản giúp bé học tiếng Anh

  1. Mặt nạ (Word masking)
Giáo viên sẽ che một từ trong bài đọc lại. Khi học sinh đọc mỗi câu trong bài, giáo viên cần cố gắng giúp các em tìm ra từ bị thiếu trong câu là gì. Giáo viên có thể khuyến khích các em sử dụng các gợi ý như nghĩa, âm từ vựng tương ứng ngữ pháp.
  1. Bingo- Chiến thắng (Bingo)
Học sinh sẽ lựa chọn một danh sách cho các từ vựng có trong truyện hoặc bài đọc và viết chúng vào một khung lưới gọi là bảng bingo. Giáo viên sẽ đọc tên các từ ngẫu nhiên và học sinh nối các từ vừa được đọc trong bảng Bingo của mình. Ai hoàn thành một đường thằng nối các từ trước sẽ hô Bingo. Em nào có nhiều đường thẳng Bingo nhất sẽ là người chiến thắng.
  1. Chiếc ghế nóng (Hot Seat)
Giáo viên chia học sinh của mình thành 3 hoặc 4 đội và chọn mỗi nhóm 1 thành viên ngồi lên Ghế Nóng và quay mặt về phía lớp. Giáo viên viết một từ lên bảng, và một thành viên trong đội của học sinh đang ngồi trên Ghế Nóng phải diễn tả giúp đồng đội của mình đoán được ra từ vựng trên mà không được nói, đánh vần hay viết tên từ đó ra. Trò chơi sẽ tiếp diễn cho đến khi thành viên trong các đội đều đã diễn tả từ vựng cho đồng đội ngồi trên Ghế Nóng của mình.
Trò chơi này cũng có thể áp dụng để dạy kĩ năng nói.
Tham khảo:

tieng anh tre em

video học tiếng anh cho trẻ em

trung tâm tiếng anh tốt cho trẻ em

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Phương pháp dạy tiếng Anh trẻ em hiệu quả


Chơi game: có rất nhiều trò chơi thú vị mà song song với đó, trẻ có thể học tiếng Anh hiệu quả. Chẳng hạn như Simon says, Mother May I, Memory,... Đây đều là những trò chơi kết hợp giữa việc vận động cơ thể và học tiếng Anh. Bên cạnh đó, phụ huynh không mất quá nhiều thời gian chuẩn bị mà vẫn có thể mang đến tiếng cười cho trẻ.
 
Sáng tạo: Hãy nhớ rằng việc làm những điều giống hệt nhau trong buổi học sẽ khiến trẻ cảm thấy hết sức buổi chán, ngay cả bạn cũng sẽ rơi vào tình trạng tương tự. Bởi vậy, hãy luôn thay đổi nếu có thể. Bạn cần tìm tòi những trò chơi mới, những bài hát mới và thỉnh thoảng, hãy dẫn trẻ đi dạo chơi trong công viên và hỏi trẻ những điều chúng nhìn thấy bằng các câu tiếng Anh cơ bản. Thậm chí, bạn có thể để trẻ đề xuất trò chơi mới và cùng xem con bạn có sức sáng tạo tuyệt vời đến đâu nhé!
 
Nghệ thuật: Hầu hết mọi đứa trẻ đều thích những điều thú vị và đầy màu sắc. Có người đã nói “trẻ em là những người nghệ sĩ”. Vậy nên bạn hãy để chúng thỏa sức “vẫy vùng”, thể hiện tài năng của mình trong buổi học. Chẳng hạn, bạn có thể cùng trẻ nấu ăn, song song với đó là học những từ vựng liên quan đến thực phẩm, chế biến. 
 
Để trẻ vừa học vừa vận động
 
Cũng theo các chuyên gia về giáo dục, trẻ học ngoại ngữ tốt hơn nhiều khi chúng được vận động. Việc kết hợp giữa sự vận động trong các buổi học tiếng anh cho trẻ em được coi là một phương pháp tuyệt vời. Phương pháp này mang tên TPR- Total Physical Response. Khi bạn dạy trẻ một từ mới, bạn diễn đạt từ đó bằng ngôn ngữ cơ thể, trẻ sẽ bắt chước bạn và đó chính là cách học dễ nhớ nhất đối với trí não của bé. Trẻ vận động càng nhiều, chúng càng tiếp thu được nhiều kiến thức hơn. 
 
Đừng tạo áp lực học hành lên trẻ em
 
Quan trọng nhất, đừng bao giờ tạo áp lực lên trẻ nhỏ trong việc học tiếng Anh. Như đã chia sẻ ở trên, trẻ chỉ thực sự học hiệu quả khi chúng cảm thấy vui và tự nguyện với với việc học. Bên cạnh đó, bé học tiếng anh dễ dàng hơn người lớn rất nhiều, đồng nghĩa rằng dù bạn dạy trẻ nhiều hay ít hoặc bằng phương pháp nào, trẻ cũng sẽ thành thạo tiếng Anh trong một tương lai không xa.

Tham khảo:

tieng anh tre em

hoc tieng anh lop 3

Trung tâm tiếng Anh trẻ em ở Hà Đông

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Dạy tiếng anh cho bé từ 2-5 tuổi như thế nào?

Trong khoảng 2 – 5 tuổi, não của trẻ đang ở giai đoạn phát triển về khả năng nghe – nói và khả năng nhận biết cũng trong quá trình hoàn thiện. Do đó, sự nhạy bén và mức độ thẩm thấu đối với ngôn ngữ mới của trẻ cao hơn so với người lớn. Điều này khiến việc tiếp thu, nắm bắt và sử dụng tiếng Anh – Ngôn ngữ mới của trẻ sẽ dễ dàng và tự nhiên hơn. Và đây là thời điểm vàng để dạy tiếng anh cho con
Ngoài việc "nên mạnh dạn" đăng ký cho bé đi học tiếng anh tại những trung tâm chuyên về Tiếng anh cho trẻ em thì bố mẹ cũng đóng vai trò quan trọng giúp Bé, xin chia sẻ một số phương pháp giúp bố mẹ dạy bé học tiếng anh ở nhà trong giai đoạn này:
Mẹ có thể mua các bộ sản phẩm dành cho trẻ nhỏ! Để có thể giúp bé vừa học vừa có thể học tiếng anh mà bé không cảm thấy chán .Các mẹ cần phải chọn những bộ sản phẩm nào có nhiều hình ảnh, có các âm thanh vui nhộn, phát âm chuẩn xác.
 
Mẹ có thể mua bộ tranh ảnh, có viết chữ cái tiếng Việt và tiếng Anh dưới mỗi hình vẽ, bán rất nhiều ở các hiệu sách để dạy bé. Ví dụ, mẹ cầm bức ảnh có vẽ con mèo và từ “Cat”, mẹ đọc cho bé nghe và bảo bé bắt chước đọc lại theo mẹ.
Mỗi lần, mẹ dạy bé khoảng 5 từ, mỗi từ đọc khoảng 5 lần. Sáng mẹ dạy bé từ nào, chiều mẹ ôn lại cho bé từ đó. Lúc ôn, mẹ nhớ ôn cho bé tuần tự theo các hình ảnh mẹ đã dạy bé thì dễ dàng khơi lại được cho bé những gì bé đã học. Khi bé đã nhớ, không cần nhìn tranh nữa, mẹ đố bé đọc lại cho mẹ nghe. Hoặc ngay cả khi bé ngồi chơi, hai mẹ con thi xem ai sẽ đọc được nhiều tiếng Anh hơn.
 
Nếu bé đọc được nhiều và đúng, mẹ hãy khen ngợi và thưởng cho bé nhé. Bé sẽ rất hứng thú với việc học tiếng Anh lần sau.
 
Mẹ hãy mua các bộ có từ tiếng Anh và ảnh minh họa để dạy bé học tiếng anh.
 
Khi bé đã nhớ tương đối nhiều từ rồi, mẹ có thể mua bộ thẻ từ bằng tiếng Anh. Một mặt in hình các đồ vật, con vật, hoa quả. Một mặt in từ tiếng Anh. Mẹ có thể cho bé nhìn hình và đọc, lật mặt sau để bé nhìn thấy từ được viết như thế nào.
 
Sau đó, mẹ sẽ úp mặt hình ảnh xuống của các thẻ xuống và đố bé: “Tìm cho mẹ từ con mèo nào. Từ đó được đọc như thế nào nhỉ?”. Chắc chắn bé sẽ đọc được và ghi nhớ từ ngữ rất nhanh, nhận biết dần dần cả mặt chữ hoặc cách viết từ.
 
 Mẹ có thể mua một chiếc bảng treo tường, viết lên đó những từ tiếng Anh và có điều kiện nên dán kèm hình ảnh minh họa của từ đó. Mỗi tối trước khi đi ngủ, mẹ dạy bé một từ mới. Chiều đi làm về, mẹ sẽ hỏi lại bé từ đó.
 
Mẹ có thể cùng bé luyện tiếng Anh qua các website.
Tham khảo:

tieng anh tre em

Tiếng Anh trẻ em ở hà đông


Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Bé 2 tuổi nói tiếng Anh, bố mẹ đừng vội mừng

Thực chất trẻ con 2 tuổi chưa có khái niệm về các ký tự hay chữ viết, và lại càng không có khái niệm về âm thanh gắn với chữ viết đó được phát âm như thế nào. Chúng chỉ đơn thuần “chụp lại” cả hình ảnh và âm thanh những gì sinh động đang diễn ra trước mắt chúng. Nếu bạn để ý thì thấy trẻ sẽ xem đi xem lại hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần một vài đoạn phim mà chúng thích.
Sự lặp lại ở tần suất rất cao của một vài chữ viết, câu hát và hình ảnh đồ vật khiến cho đứa trẻ trở nên “thuộc” hình ảnh và âm thanh các chữ viết và đồ vật đó, nên khi thấy những chữ cái, những quả bóng hay quả táo… quen thuộc xuất hiện trong thực tế, đứa trẻ sẽ nói ra cái chúng đã thuộc một cách tự nhiên. Và hành vi này xảy ra với hầu hết đứa trẻ được cha mẹ cho xem nhiều các bài hát tiếng anh cho trẻ em trên Youtube, nó không phải là hiện tượng lạ hay là năng khiếu đặc biệt. Bất cứ đứa trẻ bình thường nào được xem nhiều phim và lặp lại nhiều lần đều có xu hướng nhắc lại âm thanh của những đồ vật mà chúng hay xem khi bắt gặp trong thực tế.
Xét về mặt tích cực, nó cho đứa trẻ nhận ra rằng những đồ vật hay khái niệm ấy có các ngôn ngữ khác nhau để diễn đạt. Nó tạo ra một nhận thức đa ngôn ngữ ngay từ bé cho trẻ. Và nó cũng giúp cho trẻ con có nhận thức âm thanh tiếng Anh bản ngữ chuẩn ngay từ bé, nên sau này trẻ học tiếng Anh sẽ thuận lợi hơn nhiều lần. Việc nhìn hình ảnh và nghe âm thanh tên của đồ vật, chữ viết, con số ấy gần giống với quá trình học tiếng mẹ đẻ. Đó chính là quá trình học ngôn ngữ trực tiếp (direct language learning). Chỉ đáng tiếc là nó gần giống mà thôi.
Các bậc cha mẹ cần lưu ý rằng quá trình “học ngoại ngữ” này không có sự hồi đáp. Tức là trẻ chỉ tiếp thu ngôn ngữ một chiều chứ không có quá trình giao tiếp thực sự. Chính vì thế, khi trẻ lớn hơn, cha mẹ và ông bà sẽ không khỏi thất vọng khi thấy khả năng bé học tiếng anh vẫn dậm chân tại chỗ khi bé mãi chỉ nói quanh quẩn những chữ cái, tên đồ vật đó mà thôi.
Nhưng vấn đề ở đây là tất cả từ vựng đều được gắn trong trạng thái cụm từ và ở trong bối cảnh chứ không tồn tại một mình, đơn lẻ. Chính trạng thái cụm từ và bối cảnh giao tiếp mới là chìa khóa cốt lõi cho quá trình đào tạo tiếng Anh cho trẻ em. Nhưng trẻ không học bằng chữ viết, chúng học bằng tai, mắt và sự trải nghiệm trực tiếp của bản thân. Ngay cả khi trẻ đã biết chữ viết, thì việc học bằng âm thanh, hình ảnh, vận động và trải nghiệm vẫn luôn phát huy hiệu quả cao hơn việc học bằng chữ viết và đi vào tiểu tiết ngữ pháp.
Cần nói thêm ngữ pháp tiếng Anh suy cho cùng là thói quen của chuỗi âm thanh được lặp đi lặp lại theo trật tự nhất định để tạo ra câu, chứ nó không phải là sự liên kết thuần túy của chữ viết. Một đặc điểm sinh lý rất thú vị nữa tác động đến hành vi học tập của trẻ đó là trẻ con có xu hướng học bằng não phải, nơi xử lý các thông tin mang tính giai điệu, nhịp điệu, tổng thể, màu sắc, và sức tưởng tượng… chứ không thích học bằng não trái, nơi xử lý logic, trình tự, con số… nhiều như cách học của người lớn.
Vì vậy một việc cha mẹ rất nên làm để trẻ con thực sự phát triển được năng lực tiếng Anh đó là rèn luyện cho trẻ thói quen nghe và xem truyện tranh bằng tiếng Anh bằng đúng giọng bản ngữ. Mỗi buổi tối, trước khi trẻ đi ngủ, cha mẹ bật cho trẻ nghe những câu chuyện nhỏ bằng tiếng Anh ở trình độ ngôn ngữ phù hợp với khả năng tiếp nhận của trẻ, đồng thời cho trẻ cầm và xem câu chuyện đó bằng tranh vẽ. Nhiệm vụ của cha mẹ là chỉ lật từng trang sách tương ứng với đoạn âm thanh đang kể, và lặp đi lặp lại việc đó trong nhiều ngày. Giấc ngủ và tiềm thức sẽ làm nốt việc còn lại cho trẻ, đó là giúp trẻ hấp thụ được tiếng Anh ở trạng thái câu chuyện với cụm từ và các câu nói chuẩn xác, kèm theo cả chữ viết cho mỗi câu nói một cách tự nhiên.
Tham khảo:

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Tiếng Anh trẻ em và những câu hỏi thường gặp

Q: Bao nhiêu tuổi là thời điểm phù hợp để bắt đầu học tiếng anh trẻ em?
A: Nên cho bé bắt đầu việc học tiếng Anh càng sớm càng tốt. Đặc biệt, ở giai đoạn dưới 6 tuổi, não bộ của bé  thường có khả năng tiếp thu ngôn ngữ rất cao. Ngoài ra, cấu tạo của các cơ quan nghe và phát âm ở trẻ nhỏ cũng giúp các bé  dễ bắt chước cách phát âm hơn và điều này là một yếu vô cùng thuận lợi cho việc bé học tiếng anh hiệu quả.
Q: Việc học tiếng Anh từ bé, song song với học tiếng Việt, liệu có gây ảnh hưởng đến quá trình học tiếng Việt của bé hay không?
A: Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng ở những năm đầu đời, trẻ có khả năng tiếp thu tốt 4 loại ngôn ngữ khác nhau. Do đó, việc học tiếng anh trẻ em song song với tiếng Việt sẽ không gây trở ngại cho khả năng tiếng Việt của trẻ. Trên thực tế, hầu hết trẻ được học tiếng Anh từ sớm lại có khả năng sử dụng, tư duy tiếng Việt rất tốt.
Q: Ở lứa tuổi mẫu giáo, nên cho trẻ học tiếng Anh riêng với giáo viên hay học theo nhóm, lớp?
A: Thông thường, việc dạy con học tiếng anh theo nhóm, lớp mang đến hiệu quả cao hơn. Việc học  chung với các bạn đồng tuổi sẽ giúp bé  hào hứng khi có bạn cùng học, cùng chơi. Cách tốt nhất để bé  hứng thú với việc học tiếng Anh là áp dụng các chương trình học không gò bó, gắn liền học tập của bé  với những hoạt động vui nhộn với các bạn. Ngoài ra, việc sử dụng phối hợp nhiều phương tiện như video, máy chiếu,… còn có tác dụng tích cực trong  quá trình phát triển các giác quan của bé.
Tham khảo:

tieng anh tre em

hoc tieng anh lop 3

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Phương pháp dạy tiếng anh hiêu quả cho trẻ lớp 3

1.Lựa chọn trình độ phù hợp với trẻ
Việc lựa chọn chương trình học phù hợp với độ tuổi của trẻ là điều cần thiết và đó là điều kiện tiên quyết để thực hiện dạy trẻ học tiếng anh hiệu quả.  
2.Phương pháp học tiếng Anh cho trẻ qua các trò chơi
Trò chơi đối với trẻ nhỏ luôn tạo hứng thú và cảm hứng học tập. Hãy để trẻ vừa học vừa chơi bằng những trò chơi tiếng Anh vô cùng ngộ nghĩnh và thú vị. Đối với những trò chơi tiếng anh trẻ em thì các bạn hãy lựa chọn những trò chơi từ đơn giản đến phức tạp để bé có thể tiếp thu một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất nhé cũng như tăng khả năng ghi nhớ cho trẻ nhỏ.
3.Nói nhiều hơn nghe-viết
Học tiếng anh cho trẻ em hay người lớn thì việc nói tiếng Anh là điều cần thiết. Những giáo viên nên để các em phát huy khả năng nói tiếng Anh của mình ở mức tối đa. Đừng ép các em viết nhiều mà hãy để các em vận dụng được tất cả những gì mình học vào nói. Đây là cách học tốt nhất đối với các em nhỏ.
Tham khảo:

trung tâm tiếng anh cho trẻ em

Tiếp cận công nghệ để cải thiện tiếng Anh cho con, nên hy không?

Khi học tiếng anh trẻ em, công nghệ hiện đại là một trong những công cụ học tiếng Anh tốt nhất mà trẻ em nên được tiếp cận. Công nghệ và Internet có những ưu điểm mà không ai có thể chối bỏ được nếu được sử dụng đúng cách và hợp lý. Công nghệ và internet mang đến cho con bạn những điều tuyệt vời:
Những nội dung học qua những bộ phim hoạt hình tiếng anh cho trẻ em, phim thiếu nhi học tiếng Anh tốt nhất. Đây là một trong những cách học tiếng Anh hiệu quả nhất mà các em nên được tiếp cận. Học tiếng Anh cho trẻ em qua phim giúp các em vừa học, vừa chơi hiệu quả hơn.
-Những chương trình dạy trẻ học tiếng anh thú vị trẻ sẽ được thụ hưởng khi sử dụng công nghệ đúng cách. Những chương trình tiếng Anh thực tế dành cho thiếu nhi, những bài học tiếng Anh qua những chương trình đó sẽ giúp trẻ không chỉ học tốt tiếng Anh mà còn cho các em những bài học ý nghĩa.
-Mang đến cho các em môi trường học tiếng Anh quốc tế. Đây là điều mà bạn sẽ khó có thể giúp trẻ nếu chỉ đơn thuần dạy tiếng Anh cho trẻ theo hình thức cổ điển.
Những bài học tiếng Anh chuẩn quốc tế, đặc biệt là phát âm tiếng Anh. Khi tiếp cận với công nghệ, các em sẽ được tiếp cận với những bài học tiếng Anh phù hợp với khả năng của các em, đặc biệt đó là những bài học phát âm tiếng Anh cho trẻ em theo chuẩn tiếng Anh quốc tế - nội dung học tiếng Anh quan trọng nhất cho tất cả người học tiếng Anh.
Tham khảo:

trung tâm tiếng anh tốt cho trẻ em

trung tâm tiếng anh ở hà đông

video học tiếng anh cho trẻ


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2017

Tài liệu luyện nghe tiếng Anh trẻ em trực tuyến

Nguồn tài liệu nghe rất phong phú, các bố mẹ search trên mạng và Youtube sẽ thấy vô vàn. Nhưng hãy nên để bé vui học đừng ép bé học tiếng anh hoặc những gì bé không thích, có thể tìm cách dẫn dụ để bé dần thích những gì cần thiết nhưng đừng ép bé.
Hiện nay, các bộ đĩa nổi tiếng cho bé ngày xưa có trên Youtube hết rồi, tập hợp rất nhiều toàn các bộ bé thích, cứ cho bé nghe nhiều là sẽ bật ra nói thôi các bố mẹ nhé.
Lúc bé khoảng 2,5 tuổi đến 4 tuổi bé sẽ thích nghe bài hát, thơ, nhất là các bài hát kèm hoạt động vui nhộn. Không dạy con học tiếng anh quá sớm, và khi tiếng Việt đã cực tốt mình mới bắt đầu cho chơi và học với tiếng Anh. Lúc nhỏ nên chú trọng rèn khả năng và kỹ năng thông qua các hoạt động chơi mang định hướng giáo dục hơn.
Nhiều bài hát tiếng Anh hay lắm, bé vừa nghe vừa hát vừa nhảy múa biểu diễn theo. Chủ đề thơ. Vì thực sự rất nhiều những bài hát tiếng anh cho trẻ em hay, được các con yêu thích lắm. 
Tham khảo:

Thứ Năm, 6 tháng 4, 2017

Chú ý nếu bạn muốn dạy tiếng anh cho con từ nhỏ

Trong giai đoạn phát triển sớm của não bộ, để trang bị kỹ năng giao tiếp với đồng loại, con người có khả năng đặc biệt dành cho việc nắm bắt và tiếp thu ngôn ngữ.
Khả năng này suy giảm dần theo thời gian khi con người lớn hơn và tiến đến quá trình phát triển các kỹ năng khác cần thiết cho việc sinh tồn. Vì thế, việc tiếp nhận và ứng dụng một ngôn ngữ mới trở nên dễ dàng hơn đối với trẻ nhỏ.
Hơn nữa, trẻ trong giai đoạn này có khả năng bắt chước và sao chép các âm mới một cách chuẩn xác. Điều này rất thuận lợi cho việc phát triển hoàn thiện khả năng phát âm các từ mới ở trẻ.
Cho trẻ làm quen với ngoại ngữ trong giai đoạn sớm mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài. Khi làm quen với ngôn ngữ, trẻ thường có khả năng hấp thụ từ vựng và cách sử dụng chúng một cách tự nhiên thay vì học một cách có ý thức kiểu “nhồi nhét” như người lớn.
Điều này tạo hứng thú cho trẻ tham gia vào các hoạt động cần vận dụng ngôn ngữ một cách hào hứng và tự nguyện, từ đó càng làm tăng cao khả năng hấp thụ và sử dụng ngôn ngữ.
Nếu như được tiếp xúc với tiếng Anh trẻ em, trẻ càng có nhiều cơ hội phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ này và còn giúp ích cho việc phát triển các kỹ năng khác.
Tuy nhiên, việc dạy ngoại ngữ cho trẻ ở độ tuổi sớm cần có phương pháp và các chương trình giảng dạy đúng đắn và phù hợp. Kỹ năng ngôn ngữ phát triển tốt nhất thông qua việc ứng dụng thường xuyên trong các hoạt động giao tiếp và vui chơi hàng ngày.
Tham khảo;

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Dạy tiếng Anh cho trẻ đúng cách

  • Tập trung vào các hoạt động và hình ảnh, hơn là lý thuyết

Nhiều sai lầm thường thấy khi dạy tiếng anh trẻ em đó là quá chú trọng vào lý thuyết, hay các vấn đề ngữ pháp học thuật mà quên mất rang tâm lý của trẻ khi học luôn mong muốn sự thoải mái. Vì thế khi dạy cho trẻ, chúng ta cần có những cách tiếp cận mới tốt hơn. Bất kỳ hoạt động nào như: trò chơi, nhạc họa, diễn kịch, các trò chơi tương tác với hình ảnh sinh động v.v… sẽ giúp trẻ tham gia tự nhiên và hào hững vào môi trường tiếng Anh. Trẻ có thê sử dụng tiếng anh linh hoạt, không gượng ép. Bên cạnh đó các hoạt động đa dạng sẽ giúp trẻ có thêm trải nghiệm văn hóa,  tăng sự sáng tạo và hình thành thêm phong cách và cá tính trong học tập. 
  • Nghe nói nhiều hơn đọc viết.

Giai đoạn đầu của việc học ngoại ngữ, trẻ chủ yếu học qua việc sao chép bắt chước. Và kỹ năng nghe nói là những kỹ năng đầu tiên trẻ cần được học khi bắt đầu với một ngôn ngữ mới. Dạy tiếng Anh cho trẻ em cần phải giúp trẻ phát huy được khả năng ứng dụng tiếng Anh vào thực tế, mà ở đây chủ yếu là thông qua kỹ năng nghe nói. Điều này mang đến cho trẻ tâm lý tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Hơn nữa, tập trung nhiều vào nghe nói sẽ giúp học sinh phát âm chuẩn. Đường nhiên điều này có được cũng rất nhiều phụ thuộc vào nguồn nghe ( giáo viên, hoặc băng đĩa tiếng Anh chuẩn). Thông thường thì để đảm bảo nhất phụ huynh có thể sử dụng nhiều hơn các chương trình hướng dẫn phát âm, nghe nói tiếng Anh qua băng đĩa, tivi.
 Bài viết liên quan;

tiếng anh lớp 2

Tiếng Anh học sinh tiểu học

Học tiếng Anh trẻ em Hà Đông