Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Dạy tiếng Anh cho trẻ như thế nào là hiệu quả?

Có thể nói cho trẻ tiếp xúc càng sớm với tiếng Anh càng giúp trẻ học tốt hơn. Về mặt khoa học, trẻ ở độ tuổi 4 đến 5 tuổi, có khả năng tiếp thu được một ngoại ngữ mới, tương tự như việc tiếp thu tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên việc tiếp xúc như thế nào, cho trẻ học ở đâu, phương pháp nào mới hiệu quả thì không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ.
Ông Christopher Poole Johnson - Giám đốc học thuật chương trình bang Tây Úc cho biết: “Hiện nay, cho con em học tiếng Anh là một nhu cầu tất yếu đối với các gia đình Việt Nam. Vì muốn con học giỏi nên nhiều phụ huynh ép trẻ học thêm nhiều, hết học ở lớp lại đến trung tâm để ôn luyện thêm. Tuy nhiên, muốn học tốt tiếng Anh, không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Ðặc biệt đối với trẻ em, quan trọng nhất là làm sao để cho các em thấy học như chơi - chơi như học để không cảm thấy áp lực khi học tiếng Anh”.


Mặt khác, đặt trẻ vào đúng môi trường, tạo tình huống thích hợp sẽ giúp việc dạy và học tiếng Anh cho trẻ em dễ dàng hơn. Tại các trường quốc tế, trẻ được tiếp xúc với thầy cô là người bản xứ, cộng thêm có sự hỗ trợ của các giáo trình thích hợp cho từng lứa tuổi, nên học sinh trường quốc tế học tốt tiếng Anh hơn.
Không gò ép như cách dạy tiếng Anh truyền thống, các thầy cô ở trường quốc tế dạy tiếng Anh cho trẻ em rất thoải mái, hạn chế việc đọc chép mà chủ yếu tạo nên sự tương tác. Tại Trường Tây Úc, với phương pháp giảng dạy thông minh, chú trọng hoạt động, hình ảnh hơn lý thuyết sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu kiến thức hơn. Để vận dụng linh hoạt từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, trẻ được khuyến khích tham gia trò chơi, diễn kịch, múa hát bằng tiếng Anh. Từ đó việc nói, sử dụng tiếng Anh trở nên bình thường, không gượng ép đối với trẻ.
Tham dự một giờ học tiếng Anh ở Trường Tây Úc, chúng tôi khá bất ngờ với lớp học vui nhộn của các bé. Để trẻ nhớ từ vựng thầy Bryan Wicks cho các em chơi trò “hái hoa”, “túi đoán”, “truy tìm báu vật”,… buộc trẻ phải sử dụng từ ngữ để liên tưởng đến đồ vật mình cần miêu tả. Học một từ nhưng biết được rất nhiều từ, đây là một trong những phương pháp mà Trường Tây Úc đưa ra nhằm giúp các em thấy say mê khi học tập.
Để đánh giá kết quả việc dạy và học tiếng anh cho trẻ em, thông thường phụ huynh chỉ thông qua điểm số. Điểm cao trẻ giúp trẻ có động lực học tập nhưng học chỉ vì điểm số lại là một thói quen xấu. Thầy Bryan Wicks, Giáo viên tiếng Anh tại Trường Tây Úc nhấn mạnh: “Đối với trẻ em, để học tốt tiếng Anh cần phải làm cho lớp học sinh động, tạo niềm say mê và thích thú với môn học, còn điểm số cao hay thấp chỉ là mang tính chất ước lệ. Bởi chẳng ai học ngoại ngữ chỉ vì điểm số mà mục tiêu cuối cùng là tính ứng dụng của nó vào cuộc sống, chính xác hơn đó là có thể đọc thông, viết thạo, tự tin giao tiếp như người bản xứ”.

Bố mẹ cần lưu ý gì khi dạy tiếng Anh cho con từ 2,3 tuổi

Bé học ngôn ngữ như là công cụ giao tiếp và nhận thức cái nội dung cần truyền tải

Ví dụ khi bạn nói với con apple có nghĩa là quả táo thì bạn đang cho con học ngoại ngữ như là học ngoại ngữ thực sự, nhưng khi bạn cầm quả táo và nói: apple, tưởng đơn giản nhưng mà là khác hoàn toàn: con bạn sẽ link thẳng cái object đấy với cái từ đấy, và khi nó nhìn quả táo nó sẽ bật ra được apple, tạo điều kiện sau này khi cần dùng ngôn ngữ nào thì nó phải NGHĨ bằng ngôn ngữ đó, mà điều này quan trọng vô cùng. Cụ thể: nếu nó cần nói nó muốn quả táo nó sẽ bật ra luôn I want that apple, chứ không phải nó sẽ nghĩ là: mình muốn quả táo đó, phải nói là Tôi muốn quả táo đó, tức là I want that apple và sau đó thì mới nói ra. Lúc chúng tôi sang Nga thì đã học một năm dự bị ở nhà, và các nước khác thì họ không học ở nhà trước như VN, sang đến bên Nga họ chẳng có một tý vốn nào, nhưng mà họ học nhanh hơn và khả năng bật cao hơn rất nhiều, đơn giản như tôi đã giải thích ở trên, họ link thẳng mọi thứ đến ngôn ngữ, không phải qua bất cứ một cái cầu nối nào.


Cha mẹ phải kiên trì khi cho bé học ngoại ngữ

Một số bố mẹ cho con đi học thì rất sốt ruột muốn biết kết quả ngay, phải biết con biết từ này và nói được câu này. Vô hình chung là đầy đọa mình và con mình đấy, vì hầu hết không có super kid, tất cả theo một quỹ đạo rất bình thường: mưa lâu thấm dần, và nó chỉ nói khi nó thấy cần thiết, hay khi nó thích… Con tôi sang Úc 3 tháng chẳng thốt lên một từ nào, mẹ cũng kệ, chỉ cho nó xem đĩa tiếng Anh, nói tiếng Anh với nó, giải thích bằng tiếng Anh, hiểu đến đâu thì hiểu, đến lớp thì 1 tuần đầu người ta cho phiên dịch đến, được một tuần mẹ cháu yêu cầu thôi mặc dù chính phủ trả tiền, và nó tự xoay xở. Cho đến một hôm dẫn nó đến nhà bạn chơi thì thấy nó tuôn ra cả tràng, accent đặc Úc. Bất ngờ quá, và từ đó thì nó còn yêu cầu mẹ là không dùng tiếng Việt với nó, hậu quả là khi về nhà phải mất 2 tháng mới nói lại được tiếng Việt. Vì thế, bố mẹ đừng có sốt ruột, lúc nào nó bật ra thì nó sẽ bật ra, còn không, nó vẫn đâu đó trong đầu chúng nó đấy.


Đọc thêm: